Nhượng quyền thương mại (hay nhượng quyền thương hiệu – franchising) là một trong các hình thức kinh doanh, mở rộng quy mô doanh nghiệp khá phổ biến hiện nay.
Nhượng quyền thương mại có thể hiểu là hoạt động thương mại giữa đơn vị cụ thể, trong đó, bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện được thỏa thuận trước.
Thông thường, điều kiện dành cho các hoạt động nhượng quyền thương mại này là:
- Các hoạt động mua bán, giao dịch cung ứng dịch vụ từ bên được nhượng quyền phải đi theo mô hình cơ bản mà bên nhượng quyền đang thực hiện. Các hoạt động này cũng cần phải gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền.
- Bên nhượng quyền có quyền kiểm tra, khảo sát thậm chí khởi kiện và ngưng hợp đồng nhượng quyền nếu cảm thấy bên còn lại thực hiện không hiệu quả hay không đúng với các tiêu chuẩn đề ra, các thỏa thuận như ban đầu.
Lợi ích của việc nhượng quyền thương mại
Đối với bên nhận quyền:
- Không phải xây dựng thương hiệu từ đầu (sử dụng một thương hiệu đã được định hình và có tên tuổi từ trước)
- Có thể sử dụng các hình ảnh, sản phẩm, kinh nghiệm và bí quyết tổ chức kinh doanh của bên Nhượng quyền
- Có khả năng giảm thiểu rủi ro của giai đoạn khởi nghiệp
- Thụ hưởng hiệu ứng chuỗi của hệ thống
- Nếu có các định hướng kinh doanh và phát triển tốt sẽ thu được nguồn doanh thu lớn chỉ trong thời gian ngắn, thậm chí đủ đề bù vào chi phí nhượng quyền.
Đối với bên nhượng quyền:
- Bước đầu khởi động xây dựng mô hình chuỗi cửa hàng, chuỗi hệ thống với chi phí tiết kiệm (có thể hiểu giống như sự hợp tác vốn kinh doanh giữa bên A và bên B)
- Mô hình kinh doanh được mở rộng, khả năng tiêu thụ cao từ đó nâng cao được giá trị thương hiệu
Với lợi ích đến từ cả hai phía như vậy nên mô hình nhượng quyền thương mại ngày nay đang cực kì phổ biến và được nhiều doanh nghiệp áp dụng trong kinh doanh.